CHƯƠNG 26: CHÀO ĐÓN THIÊN THẦN NHỎ
Truyện Anh là hạnh phúc trời ban – Tác giả: Giang Uyển Quỳnh
Mỹ Thảo tiễn Văn Kiệt đi làm rồi tiện đi dạo quanh vườn thì bỗng nhiên bụng đau dữ dội. Cô khuỵu xuống, cố sức gọi to:
– Ba mẹ ơi! Con… Con muốn sinh rồi…
Ông Hùng, bà Cúc từ trong nhà chạy ra. Ông Hùng vội vàng gọi xe. Còn bà Cúc thì gấp gáp ôm lấy con dâu động viên. Khi Mỹ Thảo vào đến bệnh viện và nằm trong phòng sinh an toàn, hai ông bà mới bình tĩnh gọi điện báo cho Văn Kiệt cùng ba mẹ cô. Văn Kiệt thì khỏi phải nói. Cậu nào có tâm trạng họp nữa. Cậu xin phép về sớm rồi chạy một mạch đến bệnh viện. Khổ nỗi cậu cứ lòng vòng mãi mà không tìm được phòng sinh của cô nên phải gọi điện cho ba. Vì vậy, ông Hùng buộc phải vừa gọi điện vừa tìm con trai đang lạc trong bệnh viện. Sau một hồi tìm kiếm, hai người cũng tìm thấy nhau. Ông Hùng đưa con trai đến chỗ ghế mà bà Cúc đang ngồi chờ. Nhìn Văn Kiệt đổ mồ hôi ướt cả áo, bà Cúc thương thì thương mà cũng không khỏi ngán ngẩm cho sự lơ ngơ của cậu. Văn Kiệt nhìn chằm chằm cửa phòng sinh đóng kín. Lòng cậu nóng như lửa đốt.
Ba mẹ Mỹ Thảo lúc này cũng đã đến. Hai ông bà chào hỏi xong thì ngồi xuống chờ đợi. Cơm mua rồi nhưng cả nhà đều không ai muốn ăn cả. Họ cứ vậy ngồi túc trực.
Phòng sinh cuối cùng đã mở cửa. Mẹ tròn con vuông. Cả nhà lần lượt giữ trật tự vào thăm. Mỹ Thảo sinh được một đôi song sinh khác trứng là một trai, một gái. Bé trai tên là Ngô Văn Hữu Thế. Bé gái tên là Ngô Thị Mỹ Khánh. Hai đứa trẻ nhỏ nhắn tựa như thiên thần giáng trần. Mọi người cười vui không ngớt. Mỹ Thảo nhìn con xong thì mệt mỏi thiếp đi. Dưới sự khuyên bảo của ba mẹ hai bên, Văn Kiệt ăn nhanh cơm để có sức lo cho vợ, lo cho con.
Khi Mỹ Thảo tỉnh, Văn Kiệt mừng rỡ:
– Vợ ơi, em chờ một lát.
Nói rồi, cậu bật dậy khỏi ghế đi lấy bình giữ nhiệt. Cậu mở nắp, múc cháo đưa lên miệng thổi. Thổi xong, cậu đưa muỗng đến trước miệng cô, bảo:
– Anh đút em. Em ốm quá phải ăn nhiều hơn.
Mỹ Thảo mỉm cười ăn ngon lành. Cô muốn nói với cậu là mình vừa mới sinh nên nhìn ốm như thế thôi. Văn Kiệt đã nghiên cứu trước về phụ nữ sau sinh nên kiêng gì, nên làm gì. Cậu chuẩn bị thức ăn và trái cây cho cô nhiều lần với số lượng phù hợp. Mỗi ngày cậu chuẩn bị sẵn một bình nước 3 lít cho Mỹ Thảo uống. May mắn là thời gian đầu, sữa của cô đủ cho hai đứa nhỏ. Cô biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Bên cạnh đó, hai bé uống thêm sữa ngoài vì lắm lúc sữa mẹ không nhiều.
Ba mẹ Văn Kiệt giữ Mỹ Thảo ở cữ trong nhà. Hai người chuẩn bị phòng cho ông Định, bà Xuân ở lại. Ông Định bà Xuân ở được một tuần thì phải về nhà để chăm sóc vườn rồi mới lên lại. Sau khi Mỹ Thảo nhất mực khuyên và không cho đi xe buýt hay xe đò thì mỗi lần đi đâu xa vợ chồng ông bà đều sẽ thuê xe riêng. Lý do cô không muốn ba mẹ mình đi xe buýt là vì cô đã từng chứng kiến một số người phụ xe có thái độ không tốt, hành xử thô lỗ, nói chuyện vô lễ với người lớn tuổi.
Tối con khóc, hai vợ chồng đều dậy cả. Mỗi người một đứa mà dỗ cho con uống sữa hoặc ru con ngủ. Mỹ Thảo và Văn Kiệt đều hát không hay. Vì ru con hai người phải ngâm nga vài câu:
“Con cò, cò bay lả, lả, bay la
Bay từ cửa phủ,
Bay ra, ra cánh đồng
Tình tính tang, là tang tính tình
Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?
Rằng có biết hay chăng?”
Hay:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Ngoài ra, các thể loại nhạc được vợ chồng Mỹ Thảo – Văn Kiệt mở cho con nghe là nhạc không lời, nhạc thiếu nhi với những bài như: Mẹ đi vắng, Em sẽ là hoa hồng nhỏ,… Cả nhà bàn nhau sẽ chỉ cho hai thiên thần nhỏ nghe tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ. Còn về ngôn ngữ mới thì để sau hãy tính, tránh cho con bị rối loạn.
Hết tháng đầu, hai con ngủ ngoan hơn, ít quấy phá đêm. Mỹ Thảo dựa vào lòng Văn Kiệt thủ thỉ:
– Chồng ơi, anh nhớ nói chuyện nhiều với con nhé. Anh hãy dạy con nói ba, em sẽ dạy con nói mẹ.
– Ừ.
Hai vợ chồng cùng nhau chăm nom con. Thời gian Mỹ Thảo ở cữ, Văn Kiệt không cho cô làm việc nặng, đụng nước nhiều. Cậu được nghỉ phép nên việc chăm vợ và con cậu giành với ba mẹ hai bên. Ông bà nội ngoại chỉ biết cười quây quần chọc hai đứa trẻ. Hai đứa bé cũng dần hiện lên nét khác nhau. Bé Hữu Thế có khuôn mặt giống bác Văn Hào đến lạ. Bé Mỹ Khánh là sự kết hợp vẻ đẹp của ba và mẹ.
Văn Kiệt kỹ với việc ăn uống của vợ và các con làm cô ngao ngán. Nhưng cô rất biết ơn và cảm động với những việc chồng làm cho mình. Cô cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc không có điều gì phải phiền não.
Văn Kiệt ngồi bên các con nghiêm túc, kiên nhẫn lặp đi lặp lại:
– Gọi ba đi con. Gọi ba đi con…
Nội dung chương này chỉ khả dụng khi đọc từ ứng dụng COMI