Tôi cứ tưởng tôi phải háo hức lắm, ai dè ngủ một mạch tới sáng, suýt thì dậy muộn. Cả nhà tôi sẽ tới Luân Đôn bằng bột Floo, đây là lần thứ hai tôi được di chuyển bằng cách này, lần đầu là tới một bữa tiệc ăn mừng cậu bé sống sót. Đây cũng là lần đầu tôi đến nhà ngoại, cũng từng thắc mắc thì mẹ toàn bảo ở đấy chả có ai, chả có việc gì thì đến làm chi. Chuyến đi cũng chả có gì đáng kể lắm, nắm một ít bột nhảy vô lò rồi nói thật to nơi mình muốn đến.
Cái đáng kể là nơi tôi đến kia kìa, họ Vallerian đúng là không có đùa. Xung quanh chỗ nào cũng toàn mùi tiền, không ngờ nhà ngoại mình giàu vậy, thằng nhóc Dary sướng thật. Căn nhà với tông chủ đạo là be và đỏ, tôi có cảm giác cái phòng khách sắp to bằng nhà tôi rồi. Ôi, nhìn mấy cái cột đá cẩm thạch này mà xem, rồi cái rèm hảo hạng này, mấy cái ghế bành thoải mái chưa này, rồi khung tranh các bức chân dung được tạo tác tinh xảo quá nè. Mà khoan, nếu nhà mẹ đẻ của mẹ giàu thế thì sao chúng tôi lại phải sống ở một vùng quê hẻo lánh vậy? Không lẽ là “drama” phân chia tài sản? Tôi thấy hơi toát mồ hôi lạnh khi nghĩ đến tình cảm chị em mấy năm qua với Dary.
Tôi tò mò nhìn loanh quanh và vẫy tay chào hỏi với các vị trong tranh, họ hẳn là thế hệ trước của nhà Vallerian, nhà tôi chỉ có ảnh động thôi. Ah, cái bình sứ trên kệ ở dưới chân cầu thang này trông đắt tiền dã man, không biết có phải đồ cổ không nhỉ? Tôi đang định với tay lên ngắm nghía thì mẹ Julia lấy tay ngăn tôi lại, vẻ mặt nghiêm nghị nói:
– Không được đâu, nó không phải của chúng ta.
Tôi thiệt tình có thất vọng, ỉu xìu trả lời:
” Con biết rồi ạ!”
Mẹ giọng an ủi tiếp tục nói:
– Con biết là tốt rồi. Đây là đồ thế chấp đấy, không thể lỡ tay dù chỉ một vết xước.
– Vâng ạ…Ờ… Hả? Đồ thế chấp hả mẹ?
– Ừa, chứ con nghĩ vì sao cha mẹ Dary luôn bận rộn như vậy hả?
– Không phải các nhà nghiên cứu đều bận rộn như vậy sao?
Tôi hỏi và chợt nhận ra bản thân mình thời gian qua đã ngây thơ và vô tâm ra sao. Ah, giờ tôi cảm thấy tệ quá. Mẹ thở dài, nói:
– Đi nghiên cứu chỉ là sở thích phụ thôi, nghề chính vẫn là tiếp quản việc kinh doanh của gia đình. Nhưng mấy năm nay, thiệt tình là có chút khó khăn…
Mẹ định nói gì đó rồi lại thôi, bà vừa lẩm bẩm vừa bước vô nhà bếp. Gia tinh của nhà đến phụ tôi mang đồ lên phòng, cho dù có giàu hay nghèo thì gia tinh cũng không thể bỏ chủ. Căn phòng nhìn chung là sạch sẽ và thoáng đãng nhưng cũng chẳng khiến cái đầu tôi hết rối ngay bây giờ. Tôi đoán là khi mẹ đã về nhà chồng rồi thì không cần gánh vác khoản vay thế chấp ngân hàng của nhà ngoại nữa. Haiz, lòng tôi giờ nặng trĩu, đặt tên cho thằng bé với ý nghĩa một người được hưởng vinh hoa phú quý mà giờ chỉ toàn là mỉa mai (Darius nghĩa là giàu có). Tuy là nó không thực sự là vấn đề của nhà tôi nhưng tình cảm được nuôi dưỡng thời gian qua sao tôi có thể dương mắt đứng nhìn, nói vậy thôi chứ tôi cũng lực bất tòng tâm. Tôi không thể sử dụng kiến thức hiện đại của mình được, tôi không có cách nào giải thích thỏa đáng cả. Mẹ bảo là tôi không cần lo lắng quá vì dự thu vẫn còn lớn so với lãi suất nên sẽ không có chuyện mất nhà trong tương lai xa, tôi là trẻ con thì chỉ cần làm tốt chuyện của trẻ con thôi. Tất nhiên là tôi đã rõ điều đó rồi nhưng căn nhà to như vậy thì bao giờ mới trả hết. Phải đối xử với Dary tốt hơn thôi.
Cuối cùng tôi cũng đặt chân đến đây, một địa điểm nổi tiếng trong cuốn tiểu thuyết, Hẻm Xéo. Tất nhiên chúng tôi di chuyển đến bằng bột Floo. Nó hệt như tôi tưởng tượng vậy, mang đậm không khí hoài cổ của xã hội cũ, các gian hàng nối nhau trùng trùng, nhếch nhác và trật hẹp đối lập với khung cảnh hiện đại và lộng lẫy của Luân Đôn ngoài kia. Cha mẹ đưa tôi và Dary tới một ngã ba. Hửm? Kiến trúc vừa tráng lệ vừa không ăn nhập gì với phần còn lại của Hẻm Xéo này hẳn là ngân hàng phù thủy Gringotts.
– Julia, e dẫn bọn nhỏ đi mua đồ trước đi, anh có việc, sẽ hơi lâu chút.
– Được rồi, anh đi đi Rowan.
Vẫy tay với cha xong, mẹ đưa hai đứa đến Quán Cái Vạc đầu tiên, theo như danh sách thì tôi cần một cái vạc bằng thiếc cỡ số 2. Tiếp đó là đến Tiệm thuốc Ốc Sên và Bọ Chét để mua thảo dược và một số đồ phụ. Mua sách giáo khoa và đồ dùng văn phòng phẩm ở tiệm sách Phú Quý và Cơ Hàn. May áo chùng tại Tiệm áo chùng của Phu nhân Malkin cho mọi dịp. Mới đi có mấy chỗ thôi mà đồ trên tay đã nặng trịch. Đột nhiên tôi thấy một đám trẻ nhao nhao tranh nhau nhìn vào một cái cửa hàng nào đó.
– Mẹ ơi, đám trẻ con kia đang xem cái gì vậy mẹ? Con qua đó nhé!
– Không được! Chả có gì hay ho cả, năm nào công ti sản xuất chổi thần chả cho ra phiên bản mới. Con mới năm nhất thì không cần để ý tới nó đâu.
Nói xong, mẹ biểu hai đứa tôi đợi rồi đi vô một cửa tiệm thơm mùi lá trà thảo mộc.
– Ra là các dòng chổi Nimbus và Tia Chớp lừng danh mà cha hay nói. Dary à, chúng ta đi tiếp thôi…
Hình như Dary cũng đang bị phân tâm bởi cây chổi giống tụi nhóc đằng đó, không để ý lời tôi nói, tôi vỗ nhẹ vai nó hỏi:
– Em thích cái đó à?
– Vâng!
Hầy, thằng bé này vẫn luôn kiệm lời như vậy. Dù sao thì nó vẫn là một thứ quá có sức hút cho dù là với trẻ em hay là người lớn. Hình như thằng bé cũng như tôi không biết rõ tình hình của gia đình, tôi đành ngậm ngùi dỗ dành:
– Chị xin lỗi vì nãy giờ em phải đi loanh quanh cùng với chị nhé, chắc em chán lắm hả? Em cứ qua đó xem đi, dù sao chị cũng chỉ cần mấy món nữa thôi.
– Em không thích chỗ đông người.
– V… Vậy hả? Vậy em có muốn đi ăn kem bây giờ không, để chị bảo mẹ?
Thằng bé lắc nhẹ đầu tỏ ý không muốn làm tôi ngại ngùng, khách sáo hỏi lại:
– Em chắc chứ?
Thằng bé gật gật đầu, tôi cũng đành mỉm cười tỏ vẻ hiểu ý.
Bọn tôi đến cửa hàng Trang thiết bị Phù thủy của Wiseacre để mua cho tôi một kính thiên văn bằng đồng thau, biểu đồ sao, biểu đồ mặt trăng. Tôi xin mẹ cho mua thêm kính Lunascope thì mẹ cũng đồng ý, bà luôn thoải mái chi tiêu cho việc học tập của tôi. Mặt hàng này rất ít người sử dụng mặc dù nó đã được công nhận rằng có khả năng giải quyết những sự rắc rối của biểu đồ mặt trăng.
Cuối cùng, nơi tôi mong chờ hơn cả, Tiệm Đũa phép của Ollivander. Một cửa tiệm nhỏ và bụi bặm, ba chúng tôi bước vào, cụ Ollivander đang ngồi ở quầy ngắm nghía một cây đũa màu đen xì. Thấy chúng tôi bước vào, cụ đứng ngay dậy và gửi lời chào hỏi:
– Xin chào ba vị đây, đã lâu không gặp cô Northwest, đây hẳn là ái nữ nhà cô và cậu bé nhà Vallerian.
– Cũng một thời gian rồi nhỉ!
Tôi và Dary hào hứng chào cụ (hoặc chỉ có tôi thôi):
– Cháu chào ngài Ollivander ạ. Hân hạnh được gặp ngài. Cháu là Edeline Northwest ạ.
– Chào ngài ạ.
Cụ Ollivander vui vẻ nói:
– Hân hạnh là của ta. Để xem cây đũa nào phù hợp với cháu nào. Cụ lấy từ trong túi ra một cuộn thước dây có dấu khắc bạc, nói:
– Tay nào của cháu cầm đũa.
– Cháu thuận tay phải ạ.
Sau đó cụ dùng cái thước vừa đo vừa nói:
– Mỗi cây đũa phép của hiệu Ollivanders đều có lõi bằng chất liệu pháp thuật hùng mạnh, cô Northwest à. Chúng tôi dùng lông đầu bạch kỳ mã, lông đuôi phượng hoàng, và gân rồng. Không có cây đũa Ollivanders nào giống cây đũa Ollivanders nào, bởi vì không hề có hai con bạch kỳ mã, hai con phượng, hay hai con rồng nào giống y như nhau. Và dĩ nhiên, cô không thể nào tạo được quyền phép tương tự khi sử dụng cây đũa của phù thủy khác.
Và tôi rùng mình bất chợt khi bất chợt có một hoài niệm kì quặc rằng bản thân đang ở đoạn mở đầu của trò chơi điện tử liên quan tới cuốn tiểu thuyết. Sau đó, cụ rời đến chỗ mấy cái kệ được xếp khá gọn gàng, ngăn nắp và lấy xuống duy nhất một hộp, còn cái thước thì rơi xuống sàn:
– Được rồi, cô Northwest, hãy thử cái này. Gỗ trăn và lông bạch kì mã. Ba tấc ba, tham vọng và kiên cường. Cứ cầm nó lên và vẫy một cái.
Tôi biết đoạn này nè, thường thì cái đầu tiên sẽ không phải cây đũa phù hợp với mình. Tôi mà tham vọng, kiên cường? Dẫu vậy, ngực tôi thiệt vẫn phập phồng, tôi nhận lấy cây đũa, huơ một cái nhẹ hều. Một luồng sáng từ đâu xuất hiện và tôi cảm thấy cơ thể vừa ấm áp vừa nhẹ nhàng, giây phút ấy giống như mọi buồn phiền đều tan biến.
Đ…Đúng là cây đũa phép này rồi.
Hơ? Vì là nhân vật quần chúng nên đoạn này được lược bớt, càng nhanh càng tốt ư? Giờ tôi mới chịu nhìn kĩ, đây là một cây đũa màu nâu sẫm, khá dài.
– Có phải cô Northwest có điều gì muốn biết về cây đũa, đúng không?
Tôi hơi giật mình vì câu hỏi như trúng tim đen của cụ Ollivander nhưng cũng chẳng ái ngại trả lời:
– Đúng là có ạ, cụ nói là cây đũa chọn người giống với nó nhưng cháu không nghĩ bản thân là người có tham vọng hay… kiên cường ạ. Cụ tươi cười trả lời, giống như đã đợi được câu hỏi của tôi vậy:
– Đúng vậy nhưng không phải giống mà là thích hợp. Loại đũa bằng gỗ trăn và lông bạch kì mã thường tìm kiếm một chủ nhân nếu không hoàn toàn đối lập thì cũng khác biệt rõ rệt. Và khi nó tìm được thì sẽ vô cùng trung thành và tuyệt vời. Hơn nữa, loại đũa này thích hợp nhất trong việc tạo ra thần chú vô ngữ.
– Thần chú vô ngữ ư? Thật tuyệt!
Cụ Ollivander nghe được thì cười “hà, hà” nói:
– Cháu thích là được rồi.
Tôi thanh toán, cám ơn cụ và vẫy tay tạm biệt.
Nội dung chương này chỉ khả dụng khi đọc từ ứng dụng COMI