Người ghi chép: Lạng
“Tháng Mạnh Đông, năm Kỷ Sửu (1649, lịch Tây).
Vương cho triệu trưởng ấp Nhạn, bàn việc khai khẩn miền rừng núi phía Bắc. Vương bảo rằng: ‘Hai Đàng thường vẫn kèn cựa nhau, chiến sự hao tiền tốn của. Lại nói Nam Hà thường cướp mối làm ăn với người Tây và người Nhật, ta cho rằng không gì hơn tự lực tự cường, cần phải mở rộng địa hạt về vùng Thung Thượng.’
Vùng Thung Thượng nằm sâu trong châu Vị Xuyên, thuộc Tuyên Quang Thừa Tuyên, vốn là một thung lũng rộng nằm giữa ba đỉnh Tị, Ngọ và Mùi. Bốn mươi năm trước, Thái thượng hoàng từng cho người thám hiểm, cho rằng vùng này có mỏ đồng, mỏ vàng. Đoàn thám hiểm gần hai trăm người chỉ có năm người trở về. Những người này đều thất kinh hồn vía mà hóa câm điếc, sau đó nôn ra rất nhiều vàng và đồng tía mà chết. Xác chết không thối rữa mà lại mọc ra nhiều hoa cỏ kỳ dị. Thái thượng hoàng cho là sự xúi quẩy, không nhắc tới việc thám hiểm nữa.
Nay Vương nghe nói người ấp Nhạn có bản lĩnh chu du trên biển, giỏi thám hiểm vùng hoang vu, bèn ban cho ba mươi xe trâu, năm mươi ngựa khỏe, nhiều súng Tây, thuốc men, lương thực. Lệnh cho ấp Nhạn cử người đi Thung Thượng và vẽ lại một bản đồ tốt. Lại cắt cho ba mươi tù nhân để hầu hạ, phục dịch dọc đường đi. Việc này nếu thành công, Vương ắt ban cho chức tước, thế lực.”
***
Người ghi chép: Lạng
“Tháng Mạnh Đông, năm Kỷ Sửu.
Trưởng ấp Nhạn nhận lời Vương, gấp rút tổ chức đội ngũ. Dự tính cuối tháng Trọng Đông tập kết tại Thung Hạ, Quý Đông sẽ tiến về Thung Thượng.
Trưởng ấp nay đã có tuổi, không tiện tham gia thám hiểm. Đầu lĩnh là cô Đằng, trưởng nữ. Cô Đằng có kinh nghiệm hàng hải, là tay săn cá voi kiệt xuất. Rất nhiều gia sản của ấp Nhạn hiện tại là nhờ dầu cá voi và long diên hương phường săn cô Đằng kiếm được mà thành.
Cô Đằng lãnh nhóm năm mươi gia nhân ấp Nhạn, tất cả đều giỏi dùng cung kiếm, thạo xoay xở, sinh tồn. Ba mươi tù nhân được Vương cấp lo việc phục dịch, cơm nước.
Việc vẽ bản đồ sẽ do ta phụ trách.”
Nội dung chương này chỉ khả dụng khi đọc từ ứng dụng COMI