“Chim Kuuk là một loài gia cầm được thuần hoá bởi cư dân lục địa Varlaurea, chúng được nuôi để lấy thịt, trứng và lông.
Chim Kuuk là một loài ăn tạp, thường hay bới đất tìm hạt cây, quả nhỏ, côn trùng hay thậm chí có thể săn cả các loài thú nhỏ hơn chúng.
Để dễ cho các bạn mường tường hình dáng Chim Kuuk thì hãy tưởng tưởng loài gà ở thế giới chúng ta, nhưng với 1 điểm khác biệt là chúng có cổ dài hơn gà một chút và một cái đuôi khá dài phủ lông bay đuôi dọc chiều dài đuôi cho tới chóp, cá nhân tôi thì thấy chúng trông giống một con Khủng long chân thú (Therapods) phủ đầy lông hơn. Và theo lời của người dân bản địa thì phần đuôi là phần cho thịt ngon nhất (đã xác nhận).
Chúng được nuôi rộng khắp từ nam chí bắc của lục địa Varlaurea, và cũng như gà, đã được nhân giống ra nhiều giống với nhiều hình thù và màu sắc lông khác nhau. Đôi khi còn được nuôi làm cảnh bởi mọi tầng lớp xã hội, và từ đó tạo ra các hình thái khác nhau còn ấn tượng hơn.
Do dị hình giới tính, chim Kuuk trống thường có màu sắc sặc sỡ hơn chim mái, chúng thường có màu đen, đỏ đồng, nâu đỏ, nâu nhạt, xám và trắng. Đồng thời còn có một bờm lông trên đầu và cổ, các lông cánh và lông bay đuôi của chim trống cũng dài hơn và chóp lông thường nhọn, cùng một bộ lông hơi xù nhẹ ra. Chim Kuuk mái có ít màu hơn, thường chỉ có nâu, nâu nhạt, và trắng. Bộ lông của chim mái làm chúng trông mảnh khảnh và trơn tru hơn chim trống. Chóp của lông cánh tròn hơn và lông bay đuôi cũng ngắn hơn và tròn hơn chim trống.
Chim Kuuk đẻ 1 lứa khoảng 3 đến 7 trứng, chim trống và mái thay nhau ấp trứng trong 20 ngày. Sau khi nở chừng 1 giờ, chim con đã có thể tự đi được và thường bám theo mẹ để kiếm ăn, lúc này chúng chỉ có một lớp lông tơ mịn màu trắng ngà cùng một cái đuôi xù trông khá dễ thương. Chúng cũng sẽ thay lông dần dần khi phát triển và sẽ trông giống như chim trưởng thành vào khoảng 6 đến 7 tháng tuổi.”
trích “Một Chuyến Hành Trình Đến Varlaurea” bởi Chickknight Greenleaf.
chương 3 “Các loài sinh vật ở Varlaurea”
Nội dung chương này chỉ khả dụng khi đọc từ ứng dụng COMI