Vẫn là ngày thứ ba.
Trại tập trung được phân ra làm 4 khu với những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Sở dĩ gọi nơi này là trại tập trung, bởi lẽ căn cứ xây dựng trên nhà tù.
Khu A, lá chắn phải vượt qua đầu tiên nếu muốn tiếp cận sâu vào bên trong. Là nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xin tị nạn, kiểm tra sức khỏe đảm bảo không để lọt người nhiễm bệnh.
Khu B và khu C, là nơi những người dân bình thường sinh hoạt. Thức ăn được cung cấp 1 bữa/ ngày. Những ai muốn hưởng đãi ngộ tốt thì phải làm những việc tương đương cái giá đã bỏ ra. Chẳng hạn như ra ngoài trại tập trung tìm vật tư, vũ khí, thu thập thông tin, truyền tin liên lạc,…
Khu Z, vị trí trong cùng, là nơi dành cho những thành viên cấp cao lưu trú. Đây đều là những người có thân phận đặc biệt trong chính phủ, cán bộ, hay chỉ huy trưởng – người phụ trách chịu trách nhiệm chính trong trại tập trung.
Hoài Phương đi qua khu B, các túp lều dựng san sát nhau hiện ra trông vô cùng chắc chắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cho riêng mình một chỗ ngủ ấm áp. Một vài người phải nằm ngủ dưới mặt đất, trên ghế đá, thậm chí là cả trong ống cống.
Cô và Hoàng Tùng nhanh chóng hòa nhập vào đám đông, nhờ bộ dạng nhếch nhác và bẩn thỉu của mình. Lão già đeo mính thi thoảng lại quay sang giới thiệu vài điều về nơi này cho hai người nghe.
– Bữa ăn duy nhất được phát vào 13 giờ chiều các ngày trong tuần. Hơn nữa, số lượng suất ăn có giới hạn.
Nhìn hai hàng người xếp dài chờ được phân phát đồ ăn, Hoài Phương trong lòng cảm thấy thật ba chấm. Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.
Ở không xa, hai đứa trẻ cãi cọ ầm ĩ, chúng lao vào giành giật mẩu bánh mì. Hai bàn tay nhỏ nhắn của chúng túm chặt lấy mẩu bánh, chiếc bánh cũng không vì lực tác động mà móp méo. Ngược lại, giống như một tảng đá kéo mãi cũng không đứt.
Theo sau đám trẻ con, vài người đàn ông cũng lao vào đánh nhau. Mục tiêu của họ là người đàn ông trung niên, ngoài 50 tuổi, đang cầm đồ ăn. Cho dù người đàn ông đó có van xin đám người kia đều không quan tâm, gương mặt chúng thờ ơ, lạnh nhạt, không có lấy một biểu cảm tội lỗi. Đám người nọ đánh người đàn ông kia tới chết mới chịu dừng lại.
Nhìn những kẻ chiến thắng ăn chiếc bánh mì nhập nhụa trong máu người, lòng tôi dấy lên một cảm xúc khó tả. Cuộc sống sau khi tỉnh dậy, chính là như vậy ư?
Nhóm người mặc quân trang thình lình xuất hiện, một loạt tiếng súng vang lên phá tan không khí đám đông đang ồn ào. Xung quanh toàn mùi thuốc súng, đám đông đã thôi không còn la hét.
Những cuộc ẩu đả xảy ra khiến đám người chúng tôi phải dừng lại liên tục. Lão già đeo kính ngoác ngoác tay, ra hiệu với tôi và Hoàng Tùng đi tiếp.
Chân tuy bước đi, nhưng tôi vẫn lén quay ra sau vài lần. Phát hiện, đám đàn ông bạo lực vừa rồi tất cả đều đã chết, máu họ chảy thành một vũng nước to trên mặt đất.
Hoài Phương lạnh sống lưng, quan sát những người xung quanh. Ai lấy đều rất bình thản, họ đứng đấy nhìn toàn bộ sự việc lại giống như đang xem một bộ phim truyền hình dài tập. Thay vì nhìn qua chiếc màn hình tivi, giờ đây họ trực tiếp dấn thân vào bối cảnh.
Lão già đeo kính đang đi bỗng dừng lại, nói:
– Tôi không quan tâm hai người có mối quan hệ gì với cậu chủ. Tôi chỉ cần hai người nhớ, làm trái quy chế đồng nghĩa với cái chết.
***
Những ngôi nhà ở đây được xây dựng chắc chắn bằng bê tông khác hẳn với mấy túp lều lụp xụp tôi nhìn thấy ở mấy khu kia. Đúng là khu nhà ở dành cho khách V.I.P mà.
Tôi lúc này hết sức tò mò về thân phận của Ngô Kiến Văn. Hắn ta là ai? Thế lực đằng sau lưng hắn là gì?… Đủ mọi thể loại câu hỏi chưa có lời giải.
Lão già mặc đồ quản gia rời đi, bỏ lại tôi với Hoàng Tùng đứng bơ vơ trước cửa một căn phòng. Theo lời của lão thì tôi và cậu béo ở chung phòng. Hoàng Tùng sốt sắng hết cả lên, cậu ta lo lắng chuyện trai đơn gái chiếc ở chung một phòng.
– Phải làm sao đây.
– Cậu lo lắng cái gì. Ở chung chứ đâu phải ngủ chung. – Tôi mệt mỏi dựa lưng vào ghế mà trả lời.
Nhìn Hoàng Tùng cứ đi qua đi lại trong phòng làm tôi đau hết cả đầu. Tôi thân là con gái chưa lo thì thôi, thế mà cậu ta cứ nhặng hết cả lên. Hay Hoàng Tùng sợ tôi ăn thịt cậu ta?
– Phương à, mình là lo cho cậu thôi. – Hoàng Tùng đi đến trước mặt tôi rồi ngồi xuống.
– Cậu quên mất thân phận bây giờ của tôi là gì rồi à? – Tôi vỗ vai cậu béo, ánh mắt chính trực nhìn thẳng vào cậu ta.
Hoàng Tùng thấy Hoài Phương cương quyết như vậy, ý chí bắt đầu lung lay. Cậu thấy Hoài Phương nói rất đúng, bọn họ chỉ là ở chung trong một căn phòng, không làm chuyện gì xấu tại sao phải sợ.
Thấy Hoàng Tùng dần trở lại trạng thái bình thường, tôi gật đầu yên tâm phần nào. Đưa mắt từ phải sang trái, quan sát kỹ một lượt nơi mà tôi sẽ ở. Căn phòng được bài trí đơn giản với hai chiếc giường đơn, một cái tủ đựng đồ và bàn trà uống nước. Ngoài ra, còn có cả nhà vệ sinh khép kín.
Hoài Phương tò mò mở tủ ra xem nhìn thấy hai bộ quần áo được xếp gọn gàng ở bên trong, hộp sơ cứu để trên ngăn kéo. Nhà vệ sinh bày đủ các loại đồ dùng cá nhân từ bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, cho đến khăn tắm,… đều có đủ. Cô đánh giá, chỗ ở như thế này quá tiện nghi rồi.
Mẹ nó! Tôi sắp chết vì mấy cái mùi hôi ở trên người rồi. Trong lúc Hoàng Tùng dọn dẹp căn phòng, tôi phải tranh thủ đi tắm.
– Tôi tắm trước nhé.
– “…” – Hoàng Tùng cặm cụi lau bàn.
Hoài Phương thấy mình bị cho ăn bơ, tâm trạng không vui, cô lần nữa lặp lại câu nói, giọng cao hơn trước:
– Tôi tắm đấy nhá. Hay cậu muốn tắm trước?
Hoàng Tùng dậm chân uỵch uỵch đi về phía Hoài Phương, lôi ở đâu ra một túi đồ rồi dúi vào tay cô. Nhìn vào đống băng gạc ở bên trong, Hoài Phương không nói lên lời.
Cậu béo cúi đầu, dù tóc đã che hết mặt nhưng tôi vẫn thấy hai tai cậu ta ửng đỏ như trái cà chua. Không nhìn cũng biết đang xấu hổ. Tại sao Hoàng Tùng lại xấu hổ nhỉ?
– Vết thương của mình khỏi rồi mà.
– Không. Cái này là để cậu, cậu…
Hoàng Tùng không biết diễn tả ra sao, cậu khua khua tay trước ngực làm hành động quấn băng. Hoài Phương tức thì hiểu ra, ngại ngùng nói lời cảm ơn với Hoàng Tùng. Thấy cả hai rơi vào tình huống khó xử, cô vội vàng chạy vào nhà vệ sinh, đóng cửa rầm một tiếng.
Lạch cạch
Chốt cửa.
Tôi thở dài một hơi, treo quần áo lên móc, rồi quăng túi đồ lên nắp bồn cầu. Đặt mông ngồi trên bồn vệ sinh, bắt đầu thả trôi suy nghĩ của chính mình.
Cầm chiếc vòng mà Ngô Kiến Văn vừa đưa, so sánh với chiếc vòng nguyên bản mà tôi đã tháo ra. Cả hai không sai biệt nhiều lắm, khác cũng chỉ là số lượng vạch khắc trên mặt vòng. Chiếc vòng mà Ngô Kiến Văn đưa có một vạch, còn vòng của tôi có hai vạch. Hai ký hiệu này có nghĩa là gì?
Nhờ có Hoàng Tùng trợ giúp mà chiếc vòng đeo ở cổ chân tôi giờ đã biến thành một chiếc vòng cổ. Tôi đeo lại cái vòng Ngô Kiến Văn đưa vào cổ tay. Gạt bỏ mọi ý nghĩ sang một bên, tôi rất muốn suy nghĩ sâu thêm nữa, nhưng lúc này chưa thích hợp lắm.
Hoài Phương rũ bỏ hết đống quần áo nặng trịch trên người, sau đó mới cởi băng quấn ngực. Tỉnh lại trong tình trạng chỉ mặc mỗi một chiếc áo trắng dài, không mặc đồ lót làm cô vô cùng ám ảnh. Thiếu gì thì thiếu, chứ thiếu đồ lót là không thể chấp nhận.
Tiếng nước chảy ào ào bên tai, tôi đứng dưới vòi hoa sen để mặc cho nước đang xả xối xả xuống đầu. Đám bụi bẩn dính trên người được gột rửa hết, để lộ các miệng vết thương đã lên da non. Tốc độ hồi phục đáng kinh ngạc thật.
Theo thói quen, tôi cho ít dầu gội đầu vào lòng bàn tay rồi xoa khắp đầu. Rồi lại giật mình nhìn vào gương. Tôi quên mất là bản thân đã không còn tóc. “Sád!”
Sau khi tắm xong, một vấn đề nan giải được đặt ra. Tôi nào có đồ lót, nịt ngực dùng gạc xong xuôi rồi, giờ còn mỗi cái sịp.
Hoài Phương tiện tay cầm túi đồ Hoàng Tùng đưa lên xem, vô tình làm rơi một mảnh giấy nhỏ xíu ra ngoài.
“Không biết người cô như thế nào, nên tôi lấy mỗi loại vài size. Toàn là đồ mới đấy, dùng cho cẩn thận. Ký tên: Thầy Ngô”
Hoài Phương cầm mấy chiếc quần sịp đung đưa qua lại, cô nhìn lên trần nhà thở dài một hơi.
“Tên này, đã có sự chuẩn bị từ trước à?!”
Mặt gương lúc này phản chiếu hình ảnh của tôi rõ hơn bao giờ hết. Trán cao, mắt cá chết, mũi dọc dừa. Nhìn thế nào cũng thấy giống người. Mặt cũng tạm được, chưa xấu lắm. Có tóc chắc mặt tôi trông khá hơn, nhìn tôi bây giờ chẳng khác gì mấy người đi tu.
Hoài Phương đang bần thần ngắm bản thân ở trong gương thì tiếng gõ cửa đột ngột vang lên.
– Phương ơi, cậu xong chưa?
– Xong rồi, xong rồi. Ra ngay đây.
Vội vội vàng vàng thu dọn bãi chiến trường. Nhìn chiếc áo khoác mới toanh treo trên móc, tôi mới nhớ ra mình cần phải trả lại cái áo cho Ngô Kiến Văn.
***
Tôi và Hoàng Tùng mặc nguyên một cây đen đến phòng ăn gặp Ngô Kiến Văn. Trái ngược với hai người bọn tôi, thầy Ngô từ đầu đến chân toàn là đồ màu trắng. Hắn không giặt quần áo nên không sợ bẩn đây mà.
Gọi là phòng ăn nhưng trong phòng chỉ có độc một chiếc bàn. Ánh đèn vàng sáng tỏ, hất bóng ba người lên mặt sàn. Chúng tôi nhìn nhau, không ai nói với ai câu nào.
Cơm trắng được dọn ra bốc khói nghi ngút, trên bàn hai món mặn, một món xào, một món canh. Đầy đủ chất dinh dưỡng hơn một mẩu bánh mì nhuốm đầy máu và đất. Bữa cơm đầu tiên của tôi ở thế giới này, lại ngồi chung bàn với kẻ thù.
Không sao, tôi nuốt vẫn trôi.
Âm thanh bát đũa va chạm vang lên, suốt bữa ăn chúng tôi đều ăn trong im lặng. Tôi đánh giá 5 sao cho bữa cơm đầu tiên này, ăn là ăn bàn công việc thì để ăn xong rồi bàn.
Bát đũa nhanh chóng được người dọn đi, chiếc bàn trở lại nguyên trạng ban đầu, trống trơn không có gì. Ngô Kiến Văn gõ tay lên mặt bàn, liếc mắt nhìn Hoài Phương chằm chằm.
– Ăn no chưa?
– Ah. Rồi, rồi. Có gì thì nói đi, tôi còn về đi ngủ. – Tôi uể oải, giả vờ ngáp ngắn ngáp dài.
– Đừng vội vàng, không ai cướp giường của cô đâu.
Hoàng Tùng ngồi bên cạnh điềm đạm, thẳng lưng nhìn Ngô Kiến Văn nói:
– Thầy gọi hai người chúng tôi đến, hẳn có việc cần làm.
– Không sai. Một đoàn tháp tùng sẽ khởi hành sau ba ngày nữa. Nhiệm vụ của hai người là đi theo ghi lại nhật ký chuyến hành trình.
– Sao lại là hai chúng tôi? – Hoàng Tùng hỏi
– Một con chuột đang lẩn trốn. Tôi không tiện ra mặt.
Nghe câu trả lời của thầy Ngô, tôi suýt thì bật cười thành tiếng. Lý do nghe hay đấy, nhưng chưa thuyết phục.
– Anh đánh giá tôi và Hoàng Tùng quá cao rồi. Cùng đi trực thăng, cùng ở trong một khu nhà. Cả hai chúng tôi là người mới lại nhận được sự ưu ái của anh rõ ràng như vậy. Anh không thấy nó quá…
– Tôi biết. Thùng rỗng kêu to rất thú vị mà nhỉ.
– Thầy Ngô muốn con chuột kia đề phòng cảnh giác hai người chúng tôi. Để thuận lợi đưa người ra xử lý? – Hoàng Tùng chen ngang trả lời.
– Haha. Cậu khôn đấy.
Kết thúc buổi gặp mặt. Tôi đồng ý, tham gia đoàn tháp tùng khởi hành vào ba ngày sau.
Nội dung chương này chỉ khả dụng khi đọc từ ứng dụng COMI