Cũng sắp đến rằm tháng bảy rồi, thông thường vào cái thời điểm này người người nhà nhà thay phiên nhau ra đường tận hưởng những trò giải trí của xã hội hiện đại hoặc thưởng thức những hương vị ẩm thực đặc sắc trên các con phố trung tâm. Và đó cũng chỉ là quá khứ. Ngay thời điểm này trên con đường “Trà sữa” Nguyễn Văn Linh đã chẳng còn thấy biển hiệu nào sáng đèn nữa rồi. Xa lộ container cũng chẳng còn bóng dáng chúng nữa, à nói thêm thì giờ đang là 7:25 tối thứ năm.
Tôi đang chạy cuốc xe cuối cùng của ngày và có khi là cuối cùng của tháng tới. Xe tôi lướt băng băng trên xa lộ container như thể tôi chính là chủ nhân của con đường này. Không khí điều hiu, vắng vẻ, chỉ còn những cột đèn đường đồng hành cùng tôi và vị khách đằng sau đang … ho sụ sụ như lên cơn hen. Ờ thì tôi cũng hơi sờ sợ nhưng chả sao cả vì có bị lây bệnh thì cũng rướt về nhà cho đám “đó” hưởng lây thôi!
Cái “bệnh” tôi vừa nhắc đến cũng là nguyên nhân chính khiến cho con đường “trà sữa” không còn trà sữa, khiến nhà nhà nép mình trong khối lập phương sáu mặt của mình, đó chính là “Covid-19” – cái căn bệnh truyền nhiễm dai dẳng khó dứt như ký ức với người yêu cũ. Muốn chấm dứt cũng chả thể!
Vị khách cố kiềm lại cơn ho sau khi thấy gương mặt lo lắng của tôi qua gương, nhưng tôi từng nghe nói nếu kiềm lại cơn ho hay cơn nhảy mũi sẽ khiến … não nổ tung, nghĩ vậy tôi liền bảo vị khách cứ thoải mái đừng cố kiềm lại.
Ờ thì vẫn biết đang mùa dịch, hàng quán chắc chắn đã đóng cửa hết nhưng duy chỉ có quầy tạp hóa và các siêu thị tiện lợi là luôn tấp nập khác ra vào. Mặc dù mọi người đều đã bịt mặt nhưng tôi vẫn cứ có cảm giác trong đó rất nguy hiểm, chỉ cần một người hắt xì trong đấy thôi cũng đủ đứng tim rồi.
À nhắc tới tạp hóa tôi lại thấy chúng tôi có vẻ sống chậm hơn hẳn so với mọi người xung quang. Khi mọi người đang đua nhau tích trữ mì gói thành từng thừng vác về nhà thì chúng tôi vẫn chăm chỉ chạy từng cuốc xe trong khi ngắm họ chen nhau đến sứt đầu mẻ trán.
Chả biết chúng tôi có sống qua nổi mùa dịch với vài gói mì nhép còn lại ở nhà không nữa! Hazzz!
Tôi vẫn cứ vừa giữ côn vừa suy nghĩ bang quơ như vậy còn thêm cơn gió man mát ban tối, đường xá vắng vẻ, lại chri khiến con người ta cảm giác trống trải trong lòng một chút.
Tôi bất giác nhận ra đã tới điểm dừng khi vị khách đằng sau hắn giọng.
Tôi đi chậm lại từ từ, gạt chân chống xuống, nghiêng trọng tâm để vị khách già đằng sau có thể xuống được.
Đó là một ông lão già, tóc bạc phơ, khuôn mặt khắc khổ, cơ thể gầy nhom trong chiếc áo khoác hơi quá khổ, ông cũng không cao lắm nhưng được cái trông rất hiền. Ông lão ấy lục lọi một lúc trong áo khoác ra tờ năm chục ngàn, nhẹ nhàng hỏi tôi :” Đã đủ chưa cháu!”. Ra là ông cụ có người đặt xe giúp, nhìn vào ông tôi cảm giác như mình thấy được cái quá khứ nghèo đói bởi chiến tranh gây ra. Định bụng sẽ không lấy tiền của ông lão nhưng ông cứ đùn đùn vào tay tôi làm tôi rất khó xử và hơi có gì đó xấu hổ.
Thối lại ông lão tội nghiệp hai chục ngàn tôi gạt chân chống lên, chào ông lão và đợi ông ấy vào đến nhà rồi mới đi.
“ CHÀO MỪNG ÔNG CHỦ ĐÃ VỀ!”
Luồng ánh sáng hiện kim ở đâu rất chói lóa lóe lên bất chợt, giờ đây tôi mới để ý cái thứ tôi tưởng là tường nhà ông lão lại chính là cái cổng vào của căn biệt thự đó.
Bóng ông lão chỉ che đi được phần rất nhỏ của vẻ hào nhoáng từ ngôi nhà đó phát ra. Có một con đường dài nối vào căn nhà, bao bọc nó là vườn cây với điểm nhấn là thảm cỏ xanh mướt. Từ phía ngôi nhà có một chiếc xe đánh golf chạy đến chỗ ông lão.
“ Chào ông chủ, người đã vất vả rồi!” – Đó là một ông chú trung niên mặc vest nom ngầu như mấy ông quản gia trong phim.
“À hay cậu vào nhà với tôi, tôi có món quà nhỏ muốn tặng người bạn thật thà này!” – Ông lão quay lại cười nhẹ nói.
“D…Dạ!”
Dương hơi lúng túng một chút, có lẽ là vì ngôi nhà hay cũng là vì lời đề nghị của ông lão.
Cậu đi sau chiếc xe golf với vận tốc ngang một người đi bộ.
Vào đến nhà, cửa tự động mở, nó như một căn biệt thự cổ với một cơ số những người giúp việc đang xếp thành hai hàng chào đón chủ nhân ngôi biệt thự trở về.
Ông lão bảo cậu đợi ở sảnh một chút. Vài phút sau ông trở ra với một thùng khẩu trang y tế và nói:
“Cậu chạy xe ôm mà đúng không, nhớ bảo vệ sức khỏe mình cẩn thận nhé!” – Ông ấy mỉm cười phúc hậu nói và còn khẽ bên tai cậu một lời cảm ơn
“Cảm ơn cậu vì đã hiểu cho bệnh suyễn của lão! Không phải cái con virus chết tiệt kia đâu nên cứ yên tâm nhé!”
Cậu quay sang nhìn ông lão một cách vội vàng như thể ông ấy đọc được suy nghĩ của cậu.
Cậu nhìn đồng hồ đã điểm 8:15, vội vàng cảm ơn rồi quay ra xe chạy về.
Ông lão đứng trên ban công nhìn bóng cậu khuất dần sau cánh cửa to bự đang chậm rãi khép mình.
Cậu vừa phóng xe vừa lo lắng: “Không kịp rồi, chết rồi!!! Mình trễ giờ chiếu phim mất rồi!”
Một tay giữ thùng khẩu trang sau yên một tay tăng ga phóng thẳng về nhà trên con đường mà giờ cậu là “bá chủ”.
Nội dung chương này chỉ khả dụng khi đọc từ ứng dụng COMI